Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất có dịp trao đổi với chúng tôi nhân sự kiện hơn 70 quốc gia chính thức chọn ngày 19/11 là ngày Quốc tế Đàn ông.
Thưa ông, hiện nay có khoảng 70 quốc gia lấy ngày 19/11 là ngày Quốc tế Đàn ông. Xin ông cho biết suy nghĩ của ông về ngày này?
Không phải cái gì là số đông tham gia mới được công nhận, ngày phụ nữ 8/3 ban đầu, đâu phải nước nào cũng tham gia, nước nào cũng hưởng ứng. Đến nay, 70 quốc gia lấy ngày 19/11 là ngày Quốc tế nam giới là quá muộn, theo tôi lẽ ra ngày này phải diễn ra sớm hơn rất nhiều.
Trên thực tế, ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) được công nhận lấy từ rất lâu, hàng thế kỷ nhưng ngày Quốc tế Đàn ông vẫn chưa có. Hiện nay mới có 70 nước nhất trí công nhận và hiện có 123 nước chưa tán thành nhưng sắp tới, ngày Quốc tế Đàn ông cũng sẽ phổ biến như ngày Quốc tế phụ nữ.
Theo ông, nguyên nhân nào khiến nhiều quốc gia chưa tán thành ngày Quốc tế đàn ông?
Lý do một số nước chưa tán thành ngày Quốc tế Đàn ông có thể do nhận thức. Theo tôi, một số nước chưa tham gia vì quốc gia đó người đàn ông làm chủ. Do đó, họ chỉ đi vào xu thế tôn vinh người phụ nữ mà không cần tôn vinh người đàn ông.
Được biết, mục đích của các nước lấy ngày 19/11 là ngày Quốc tế Đàn ông là để giảm bất bình đẳng giới, nêu bật vai trò của người đàn ông trong xã hội. Vậy, ông đánh giá như thế nào?
Theo tôi, giới nào cũng cần phải tôn vinh nhưng phụ nữ đáng tôn vinh hơn nam giới. Dưới góc độ tâm lý, phụ nữ là người thủy chung hơn nam giới. Sự thủy chung ở đây không phải là chuyện tình cảm, nam nữ mà nhận thức, cư xử có đầu có cuối. Còn nam giới làm việc bằng lý trí, họ hay giải quyết việc một cách nhất thời.
Ngày càng nhiều quốc gia công nhận 19/11 là Ngày Quốc tế Đàn ông
Mục đích của tôn vinh đàn ông là nhắc nhở họ hoàn thành nhiệm vụ, nêu cao giá trị bản thân, yêu cầu của cộng đồng đến họ như thế nào.
Những người được tôn vinh không phải là tâng họ lên để làm cho họ được vinh danh ảo. mà xác định được ngày Quốc tế Đàn ông để họ nhận thấy trách nhiệm nhiều hơn. Lấy một ngày nào đó để hối thúc, khích lệ động viên, giao trách nhiệm cho họ triệt để hơn.
Nếu mục đích của tôn vinh đàn ông để giảm bất bình đẳng chỉ là dựa trên một góc độ nhất định chứ không phải toàn diện.
Ông nghĩ sao nếu Việt Nam cũng lấy một ngày để tôn vinh nam giới?
Hiện Việt Nam đã hòa nhập với các nước trên thế giới và trên thực tế cũng có các ngày như thế giới như Thiếu nhi, phụ nữ…Việc lấy một ngày là ngày Quốc tế Đàn ông theo tôi có lợi chứ không có hại. Lợi ở đây không chỉ cho cá thể mà lợi cho giới nam, giới nữ, cộng đồng.
Theo tôi, người đàn ông sẽ sáng tạo nhiều hơn, phát minh nhiều hơn và người ta thấy nhận thấy chất lượng cuộc sống. Việt Nam nên hưởng ứng tích cực ngày Quốc tế Đàn ông. Điều này giúp hòa nhập với cộng đồng, hòa nhập với thế giới.
Một số người cho rằng, Việt Nam không nên tham gia vì nó làm giảm bất bình đẳng giới mà Việt Nam đang theo đuổi lâu nay?
Tôn vinh đàn ông không phải tâng bốc họ, không phải đặt cho họ cái danh ảo hay đặt họ vào một vị trí để họ kiêu ngạo, huyênh hoang. Sở dĩ, tôn vinh đàn ông, sợ bình đẳng giới sẽ giảm đi vì họ thấy rằng, tôn vinh để khích lệ, trách nhiệm với cộng đồng với gia đình.
Tôn vinh đàn ông đi vào khía cạnh tâm thức để người đàn ông nhận ra trách nhiệm với gia đình và một nửa thế giới.
Có ý kiến cho rằng, người Việt Nam có quá nhiều đặc quyền, đặc lợi thì không nên tôn vinh người đàn ông. Ông nghĩ sao?
Không, tôn vinh người đàn ông để được họ khích lệ động viên. Chẳng hạn, những ông chỉ đưa tiền cho vợ con mà chưa tôn vinh thì qua ngày này giúp họ nhận ra được trách nhiệm với gia đình.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Ngày 19/11, Đội Công tác Cứu giúp Nạn nhân Nam thuộc Hội đồng Chống Bạo lực Gia đình Los Angeles, Mỹ đã tổ chức một hội thảo để bàn về những thử thách mà đàn ông phải đối mặt trong cuộc sống hiện nay.
Hơn 50 đại biểu từ các tổ chức chống bạo lực gia đình trên khắp nước Mỹ đã tề tựu về đây để chia sẻ những câu chuyện của họ và bàn cách tạo ra một môi trường an toàn hơn cho cả đàn ông và phụ nữ trong gia đình,
Sự kiện này được tổ chức để kỷ niệm “Ngày Quốc tế Đàn ông” được thừa nhận vào ngày 19/11 hàng năm bởi hơn 70 quốc gia trên thế giới, tuy nó vẫn là một ngày khá lạ lẫm đối với phần còn lại của thế giới.
Đó cũng chính là câu hỏi mà Tiến sĩ Jerome Teelucksingh ở Đại học Tây Indies (Trinidad và Tobago) đặt ra vào năm 1999, khi ông nhận ra rằng đàn ông không có một ngày nào để kỷ niệm. Ông nói: “Một số người nói rằng chúng ta đã có Ngày của Cha, thế nhưng còn các cậu bé, thiếu niên và thanh niên chưa được làm cha thì sao?” Và thế là ông đề xuất lấy ngày 19/11 hàng năm làm Ngày Quốc tế Đàn ông.
Mục đích của ông Teelucksingh khi đặt ra Ngày Quốc tế Đàn ông là nhằm thúc đẩy những mẫu hình đàn ông tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày, để tôn vinh những đóng góp của đàn ông đối với xã hội, để tập trung vào sức khỏe và điều kiện sống của đàn ông, cải thiện bình đẳng giới và tạo ra một thế giới an toàn hơn, tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. |
All comments [ 0 ]
Your comments